•   0935 079 666
  •   hanoielevator@hnee.com.vn

Quản lý vận hành

Thang máy là loại vật liệu hoàn thiện yêu cầu khắt khe về quy định kiểm định chất lượng trước khi được đưa vào vận chuyển. Đo đó quá trình quản lý thiết kế xây dựng hay lắp đặt cũng đều có những quy định chi tiết cụ thể nhất định. Kể cả khi đã hoàn thiện lắp đặt xong nhưng nếu chưa qua kiểm định chất lượng chưa được nghiệm thu sẽ không có thể được sử dụng.

Vấn đề sử dụng thang máy cần sự an toàn tuyệt đối bởi đây là loại phương tiện di chuyển đi lại cần thiết và sử dụng với tần suất lớn. An toàn cho người sử dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Quy trình quản lý vận hành thang máy cần được tuân thủ theo các bước cơ bản như thế nào. Hãy cùng HNEE tìm hiểu và phân tích chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp quy trình quản lý vận hành thang máy cơ bản nhất
Tổng hợp quy trình quản lý vận hành thang máy cơ bản nhất

Quy trình quản lý sử dụng thang máy như thế nào?

Thang máy nếu được sử dụng tại khu vực trung tâm hay các tòa nhà cao tầng sẽ có quy trình quản lý sử dụng khác với các loại thang máy gia đình. Quy trình quản lý và sử dụng thang máy gia đình sẽ đơn giản hơn bởi nhu cầu di chuyển đi lại giữa các tầng thấp, tối đa nhỏ hơn 7 tầng do vậy việc quản lý sử dụng cũng khá đơn giản.

  • Quản lý sử dụng thang máy gia đình

Quản lý sử dụng thang máy gia đình đơn giản, khi các đơn vị phân phối lắp đặt hoàn thiện hồ sơ kiểm định an toàn thang máy xong là có thể đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng thang máy đơn vị cung cấp và lắp đặt luôn đồng hành cùng gia chủ. Sẽ có bộ phận chăm sóc sau lắp đặt và thường xuyên có nhân viên chăm sóc và bảo trì thang máy cho gia đình.

Quy trình quản lý sử dụng thang máy như thế nào?
Quy trình quản lý sử dụng thang máy như thế nào?

  • Quản lý sử dụng thang máy công nghiệp dịch vụ

Đối với các loại thang máy chuyên dụng sử dụng tại khu vực đông dân cư thì hồ sơ kiểm định chất lượng thì trách nhiệm của người quản lý sẽ cao hơn. Cụ thể nhân viên quản lý vận hành thang máy cần phải đạt được các tiêu chí như sau:

- Nhân viên quản lý vận hành thang máy cần phải được đào tạo cơ bản về kiến thức vận hành thang máy chuyên nghiệp.
- Nắm bắt được kỹ năng cơ bản khi vận hành thang máy đặc biệt là phải có thể nhận biết được kết cấu cơ bản của mỗi loại thang máy.
- Nắm bắt được đầy đủ quy trình vận hành và nguyên lý hoạt động của từng loại thang máy cụ thể.
Thành thạo các thao tác vận hành cơ bản của thang máy, có khả năng đảm nhiệm công tác bảo trì thang máy hàng ngày đảm bảo an toàn khi vận hành không xảy ra sự cố hay sai sót gì.

Một số lưu ý khi quản lý và vận hành thang máy

  • Chìa khóa thang máy có 2 loại là chìa khóa điện và chìa khóa cơ. Khóa điện dùng cho hộp công tắc cửa tủ và các thao tác đóng mở khóa công tắc trở về vị trí mặc định ban đầu. Chìa khóa cơ chỉ dùng cho việc mở cửa tầng khi có sự cố không thể mở cửa. Cần bảo quản chìa khóa thang máy cẩn thận không để người lạ có cơ hội xâm nhập đánh cắp hay đánh tráo.
  • Phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và vận hành thang máy. Thường xuyên có người trực tại phòng quản lý và giải quyết các sự cố bất thường xảy ra trong quá trình vận hành thang máy.
Một số lưu ý khi quản lý và vận hành thang máy
Một số lưu ý khi quản lý và vận hành thang máy
  • Bảo quản và quản lý hồ sơ kỹ thuật thang máy, quy định và vị trí để chìa khóa mở cửa thang máy và dụng cụ cứu hộ khi cần thiết.
  • Có quy trình quản lý vận hành và xử lý sự cố cho người chịu trách nhiệm quản lý vận hành thang máy và xử lý sự cố.
  • Tổ chức đào tạo chuyên môn cho người vận hành thang máy, đạo tạo về kỹ thuật vận hành và nghiệp vụ đảm bảo an toàn khi vận hành thang máy.

>>> XEM THÊM:

Quy trình quản lý vận hành thang máy luôn được đảm bảo chặt chẽ, do vậy không có sự cố thương vong hay tử vong trong quá trình vận chuyển. Hiện tại thang máy vẫn đang là loại phương tiện di chuyển an toàn và giải pháp hữu ích nhất cho việc đi lại giữa các tòa nhà cao tầng hiện nay.

Đối tác khách hàng