•   0935 079 666
  •   hanoielevator@hnee.com.vn

Cách bố trí thang máy nhà ống hợp lý nhất hiện nay

Hiện nay xu hướng xây dựng nhà ống tại các khu vực thành thị ngày càng tăng cao. Tuy nhiên nhà ống có chiều ngang khá hẹp, dài và sâu vì thế việc bố trí thang máy nhà ống sẽ khá khó khăn. Hãy cùng HNEE tìm hiểu cách bố trí thang máy gia đình trong nhà ống hiệu quả tiết kiệm qua nội dung bài viết sau.

Đặc điểm của kiến trúc nhà ống

Nhà ống được nhiều chủ gia đình lựa chọn xây dựng tại các thành phố lớn hiện nay. Mẫu nhà này có kiến trúc dạng chữ nhật, mặt tiền 3-5m, chiều dài từ 10 - 20m và cao 2 - 6 tầng. Do nhà ống diện tích khá nhỏ hẹp nên nhiều gia đình lựa chọn lắp thang máy để tiện cho việc di chuyển nhiều tầng. Tuy nhiên, do diện tích khá hạn chế nên việc lắp đặt và bố trí thang máy nhà ống có chút khó khăn.

Đặc điểm của kiến trúc nhà ống
Đặc điểm của kiến trúc nhà ống​

Ngoài ra, nhiều nhà ống sau khi xây dựng xong mới tiến hành cải tạo lắp đặt thang máy nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi việc cải tạo có thể gây ảnh hưởng đến kiến trúc, phong cách ngôi nhà và gây tốn kém chi phí.

Cách bố trí thang máy nhà ống tiết kiệm diện tích

Với nhu cầu lắp đặt thang máy cho nhà ống ngày càng tăng cao thì việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí là vấn đề quan trọng. Hiện nay có hai phương án bố trí thang máy nhà ống được nhiều gia đình lựa chọn là lắp đặt trong lòng cầu thang bộ và bên cạnh cầu thang bộ.

Bố trí thang máy nhà ống bên cạnh thang bộ

Bố trí thang máy gia đình bên cạnh cầu thang bộ là phương án được nhiều chủ công trình lựa chọn hiện nay. Đây là phương án phù hợp cho công trình có mặt tiền hẹp và chiều sâu tương đối lớn. Điểm đến của thang máy và thang bộ nằm ở giữa 2 phòng, giúp mang đến sự cân đối cho tổng thể.

Ưu điểm của phương pháp lắp đặt thang máy cạnh cầu thang bộ

  • Phương án bố trí thang máy này vẫn đảm bảo phần giếng trời ở giữa cầu thang bộ được giữ nguyên. Nhờ đó việc lấy sáng, lưu thông không khí ở trong nhà vẫn đảm bảo, đem lại sự thông thoáng nhất. 
  • Xây dựng thang máy cạnh thang bộ tạo sự thoáng đãng, rộng rãi, tăng thêm tính thẩm mỹ. Phương án này tạo điểm nhấn cho không gian sống của gia đình bạn.
Bố trí thang máy gần cầu thang bộ
Bố trí thang máy gần cầu thang bộ

Nhược điểm

  • Tuy nhiên phương án bố trí thang máy nhà ống này có nhược điểm là phải cải tạo dành thêm không gian hố thang, nên rất khó khả thi. 
  • Ngoài ra việc áp dụng phương án này khiến thang bộ có độ dốc lớn hơn, gây khó khăn khi di chuyển.
  • Phương án lắp đặt này còn gây tốn kém diện tích sử dụng cho công trình.

Bố trí thang máy nhà ống ở giữa cầu thang bộ

Một trong những phương án bố trí cầu thang máy tiếp theo được nhiều người lựa chọn là lắp đặt giữa cầu thang bộ. Đây là phương án thích hợp cho công trình mà chủ đầu tư bàn giao thô, chưa có hố thang máy. Lúc này việc sử dụng giếng trời làm cầu thang máy là lựa chọn để tiết kiệm diện tích.

Ưu điểm

  • Bố trí thang máy nhà ống giữa cầu thang bộ giúp tiết kiệm diện tích cho tổng thể không gian. 
  • Việc lắp đặt này cho phép gia chủ có thể thiết kế và xây dựng thang bộ có các bậc thấp hơn.
  • Gia chủ có thể không cần làm tay vịn cho cầu thang bộ bởi có thể sử dụng thang máy như khung vịn. Đây là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí hoàn thiện công trình và thời gian lắp đặt thi công.
Bố trí thang máy nhà ống
Bố trí thang máy nhà ống 

Nhược điểm

Tuy nhiên phương án lắp đặt này có hạn chế là không thể lấy được ánh sáng tự nhiên từ giếng trời. Do đó sẽ gây cảm giác hơi bí bách, khó chịu cho không gian sống.

>>> XEM THÊM: Trên đây là những cách bố trí thang máy nhà ống giúp tiết kiệm diện tích và hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình phương pháp lắp đặt thang máy phù hợp nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.

Đối tác khách hàng