•   0935 079 666
  •   hanoielevator@hnee.com.vn

Những bộ phận quan trọng trong hệ thống an toàn của thang máy

Thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong các tòa nhà cao tầng và khu công nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hệ thống an toàn của thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và tin cậy khi sử dụng thang máy. Hãy cùng tìm hiểu về những thành phần quan trọng trong hệ thống an toàn trong thang máy nhé.

Những bộ phận quan trọng trong hệ thống an toàn của thang máy

hệ thống an toàn của thang máy

Hệ thống an toàn của thang máy là những bộ phận, thiết bị có vai trò đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Từng bộ phận, tuy có vai trò và chức năng riêng nhưng tất cả đều phải đảm bảo tiêu chí kỹ thuật cao nhất mới đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.

1. Cảm biến chống kẹt cửa

- Bộ phận cảm biến chống kẹt cửa thang là giải pháp giúp bảo vệ an toàn khi gia đình có trẻ nhỏ. Đây là bộ phận có nhiệm vụ giúp cửa thang máy tự động mở ra khi phát hiện vật cản lúc cửa tầng đóng lại để tránh sự cố kẹt cửa. Cảm biến chống kẹt cửa hiện nay có 2 loại là dạng thanh và dạng điểm.

- Trong đó, cảm biến dạng thanh có chức năng cảm biến áp dụng trên toàn bộ cửa thang. Còn loại dạng điểm thì chức năng cảm biến chỉ hoạt động tại những điểm cố định. Tóm lại, Photocell dạng thanh có công dụng với mọi vị trí trên cửa thang còn dạng điểm có tác dụng khi có vật cản tiếp xúc vào điểm lắp đặt cảm biến.

2. Switch an toàn cửa thang

Khi các Photocell có vấn đề có thể sẽ dẫn đến những sự cố đáng tiếc nếu không xử lý kịp thời. Do vậy trong thang máy cần lắp đặt bộ phận Switch an toàn cửa thang để ngăn chặn vấn đề kẹt cửa. Lý do bởi khi cửa thang chưa được đóng hoàn toàn thì mạch điện là mạch hở và  thang không thể chạy được.

3. Bộ phận an toàn thắng cơ

Thắng cơ là một trong các bộ phận thuộc hệ thống an toàn của thang máy rất quan trọng. Thắng cơ được kích hoạt khi thang có dấu hiệu vượt quá tốc độ cho phép. Thắng cơ có nhiệm vụ đảm bảo cabin thang máy bám chắc vào rail, cabin không bị rơi xuống gây nguy hiểm cho hành khách.

4. Công tắc giới hạn hành trình

Mỗi chiếc thang máy sẽ được lắp từ khoảng 2-3 công tắc giới hạn hành trình. Bộ phận trong hệ thống an toàn thang máy này để tránh cabin va chạm sàn phòng máy hoặc đáy hố pit khi thang vượt quá tốc độ. Khi 1 công tắc bị hỏng thì các công tắc còn lại vẫn sẽ hoạt động bình thường.

5. Nút báo khẩn cấp, liên lạc bên ngoài

hệ thống an toàn của thang máy

- Thang máy gặp phải sự cố khẩn cấp như mất điện, đứt cáp… thì chúng ta nên dùng  nút báo khẩn cấp. Khi chúng ta ấn nút báo động thì thông tin sự cố được chuyển đến bộ phận kỹ thuật. Lúc này các kỹ thuật viên sẽ có mặt để xử lý sự cố nhanh chóng và sớm nhất.

- Người dùng nên ghi nhớ vị trí của các nút báo khẩn cấp này trên thang máy để sử dụng khi cần thiết. Thông qua nút báo khẩn cấp này giúp quý khách hàng sử dụng thang nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài nhanh chóng. Hãy luôn giữ bình tĩnh để chờ đợi đội ngũ cứu hộ đến giúp đỡ.

6. Đèn chiếu sáng thang khẩn cấp

 

Chúng ta nên sử dụng nút bấm kích hoạt đèn chiếu sáng khẩn cấp khi thang mất nguồn điện hay mất điện trong cabin. Khi có ánh sáng thì hành khách có thể yên tâm hơn để để tìm sự trợ giúp qua nút báo khẩn cấp. Nhờ đó mà khách hàng di chuyển trên thang cũng cảm thấy an toàn hơn, không quá sợ hãi bóng tối.

7. Cảm biến trọng lượng bảo hộ quá tải  

hệ thống an toàn của thang máy
 

Khi tổng trọng lượng trong thang vượt quá mức tải trọng cho phép thì cảm biến trọng lượng quá tải sẽ kích hoạt. Lúc này thang máy chỉ hoạt động bình thường khi trọng lượng thang đạt mức yêu cầu.

8. Bảo vệ mất, ngược pha, sụt áp, quá dòng

Một trong các bộ phận trong hệ thống an toàn của thang máy tiếp theo là bảo vệ mất ngược pha, sụt áp, quá dòng. Bộ phận này sẽ tránh được rủi ro khi thang vận hành và giúp thang  máy ổn định được nguồn cấp điện. Cụ thể như sau: 

- Bảo vệ đầu nối thiết bị di động.

- Bảo vệ người, thiết bị trước tai nạn do động cơ quay ngược khi bị đảo pha.

- Bảo vệ quá tải khi mất 1 pha.

- Chuyển đổi nguồn dự phòng.

9. Bộ giới hạn tốc độ

Bộ giới hạn vận tốc có công dụng thang vận hành với đúng tốc độ yêu cầu khi lập trình. Đây là bộ phận được kích hoạt khi thang máy có dấu hiệu vượt quá tốc độ cho phép nhằm đảm bảo an toàn. Do đó khi lắp đặt bộ giới hạn tốc độ giúp người dùng có thể an tâm khi vận hành thang máy.

10. Bộ cứu hộ tự động ARD

Bộ cứu hộ tự động ARD có nhiệm vụ là trả cabin về vị trí tầng gần nhất khi thang máy gặp sự cố mất điện. Bên trong ARD có lưu điện giúp tích trữ điện năng để thang máy tránh sự cố không đáng có. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có biện pháp kịp thời khi mất điện bởi ARD chỉ có khả năng cứu hộ trong thời gian nhất định.

Trên đây là các bộ phận quan trọng trong hệ thống an toàn của thang máy mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Mỗi bộ phận có những vai trò khác nhau đáp ứng sự an toàn cho thang máy khi vận hành. Nếu quý khách có nhu cầu lắp đặt thang máy chất lượng cao hãy liên hệ Thang máy HNEE theo số hotline 0935 079 666.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống an toàn của thang máy. Việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng là một ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất và nhà quản lý thang máy. Qua các thành phần như thắng cơ, cảm biến chống kẹt cửa, công tắc giới hạn hành trình và nhiều hệ thống khác, hệ thống an toàn thang máy đảm bảo rằng người sử dụng có thể sử dụng thang máy một cách an toàn và tin cậy. Hãy luôn tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn sử dụng thang máy để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN:

thang máy cho gia đình

thang máy gia đình bằng kính

thang máy gia đình kính

thang máy gia đình loại nhỏ nhất

kích thước thang máy gia đình 350kg

 

Đối tác khách hàng